Nhận xét Nguyễn_Phú_Trọng

  • Cuối năm 2009, con trai ông Nguyễn Phú Trọng cưới vợ (khi ấy ông là Chủ tịch Quốc hội). Ông không gửi thiệp mời rộng rãi cho các cán bộ cấp dưới mà chỉ gửi cho một ít người, và cũng chỉ gửi sau khi đám cưới đã kết thúc. Ông Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội, gọi điện hỏi thư ký của ông thì được trả lời: “Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”. Ông Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: qua cách xử sự này của một lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ cấp dưới nên xem lại bản thân mình, không nên lấy việc của gia đình để trục lợi[27].
  • Năm 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của ông. Tháng 5/2016, Tổng Bí thư thành lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát các vụ án tham nhũng. Đầu năm 2017, những sai phạm trong điều hành tập đoàn dầu khí quốc gia bị phát hiện dẫn tới việc bắt giữ nhiều thành viên lãnh đạo tập đoàn này. Cuối năm 2017, lần đầu tiên một cựu Ủy viên Bộ Chính trị là Đinh La Thăng phải ra tòa vì những sai phạm trong điều hành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước cũng bị điều tra.
  • Nhiều học giả, chuyên gia, chính trị gia cho rằng, sở dĩ những chỉ đạo của Tổng Bí thư có uy lực lớn, có sức hiệu triệu nhân tâm, một phần vì bản thân ông là một tấm gương thực sự liêm chính trong cả công việc và đời sống. Nhiều ý kiến từ thủ tướng, các đại biểu quốc hội, các nhà phân tích cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông được người dân nhiệt tình ủng hộ. Phòng chống tham nhũng là khát vọng của nhân dân và là trách nhiệm của Đảng cầm quyền đối với nhân dân. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là người “nhóm lò” cho chiến dịch mà như ông nói một cách hình tượng “Cái lò (chống tham nhũng) đã nóng lên rồi thì củi tươi (chỉ những đối tượng tham nhũng) vào đây cũng phải cháy”[28].
  • Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách Ban Á Châu – Thái Bình Dương thuộc Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) nói về xu hướng gia tăng các vụ bắt giữ nhắm vào các blogger và nhà hoạt động chống chính phủ ở Việt Nam: dưới quyền lãnh đạo của ông Trọng, số nhà báo và blogger tự do bị bắt đã không ngừng gia tăng.[29]
  • Nhân vật bất đồng Đặng Xương Hùng, cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao (về sau bỏ trốn ra nước ngoài) cho rằng:
Ông Phú Trọng là con người đi lên từ đường Đảng, ông ấy chỉ có những lý thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, chứ còn ông ấy không có một tầm quan sát quốc tế, cũng như tầm để dẫn dắt dân tộc trong một bối cảnh quốc tế, nhất là với một ông hàng xóm, láng giềng Trung Quốc.[30]
  • Chuyên gia luật kinh tế Nguyễn Việt Khoa nói với BBC vào tháng 8/2017 về chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
"Tôi cho rằng việc bắt Trầm Bê là động thái thể hiện quyết tâm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc làm trong sạch hệ thống thống ngân hàng Việt Nam, và trừng trị lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng vốn đã tồn tại trong thời gian qua gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước.
Dư luận đang trông chờ chiến dịch "đả hổ diệt ruồi" mà ông Nguyễn Phú Trọng và Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng, người vừa được giao phụ trách thường trực Ban Bí thư thay cho ông Đinh Thế Huynh trong thời gian chữa bệnh, tiến hành trong thời gian tới.
Điều quan trọng là chiến dịch này tạo được sự đồng thuận từ người dân và doanh nghiệp, và nói thẳng ra, dù có đồng tình hay không thì cũng không ai dám đi ngược xu hướng chung mà ông Trọng đã tuyên bố trong cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng"[31]
  • Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản nói về tính cách và quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Từ khi tôi được biết ông cho tới ngày hôm nay, ông vẫn luôn là người dễ gần, giản dị đến mộc mạc, nghĩa tình, trong sạch, liêm khiết, tận tụy, thủy chung, nhưng cũng hết sức quyết liệt và cực kỳ cẩn trọng. Ông luôn lo cho người khác, còn nỗi buồn, nỗi đau ông cố giữ lại cho riêng mình. Khi còn ở Tạp chí Cộng sản đã 3 lần ông bị chảy máu dạ dày. Có lần tôi chứng kiến tay trái ông ôm bụng, tay phải vẫn duyệt bài. Ông không bao giờ kêu ca, phàn nàn về bất cứ thứ gì.
Cách đây 3 tuần, tôi được Tổng Bí thư cho gọi lên phòng làm việc của ông. Trong câu chuyện với Tổng Bí thư, tôi có thưa với ông: “Anh đã đánh trống rồi, người dân đang mong anh đánh trống trận”. Tổng Bí thư nói đây là hồi trống vào trận chống tham nhũng.... việc Tổng Bí thư gióng hồi trống chống tham nhũng đã đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân.[32]
Mấy tháng gần đây nhiều vụ án đã được phanh phui để trừng trị những kẻ xấu làm thất thoát công quỹ quốc gia và rõ ràng là nó chứng tỏ thái độ cương quyết của Đảng, trong việc nói và làm, giữ lời hứa với nhân dân: không có ngoại lệ cho các vụ việc sai phạm.
Là một nhà văn tuổi già sức yếu, không còn tham vọng cống hiến gì hơn nữa cho nhân dân, Tổ quốc, tôi chỉ còn có thể phát biểu, hết sức ủng hộ Đảng, Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với những hành động cụ thể, mang hiệu ứng xã hội rất lớn[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn_Phú_Trọng http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2012/... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40800627 http://www.voatiengviet.com/content/rsf-phan-ung-s... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb135548448 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb135548448 http://www.idref.fr/052482197 http://id.loc.gov/authorities/names/n96012744 http://d-nb.info/gnd/1124109587 http://ngonco.net/ve-chuyen-tong-bi-thu-chu-tich-n... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/chu-tich-ngu...